Mẫu in 3D từ vật liệu kỹ thuật số

Mẫu in 3D từ vật liệu kỹ thuật số

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Học cách tiết kiệm 90% chi phí sản xuất công cụ lắp ráp từ nhà sản xuất ô tô OPEL

Opel – một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất Châu Âu đang  cắt giảm được chi phí sản xuất công cụ lắp ráp đến 90%  bằng cách sử dụng máy in 3D của Stratasys. Và Opel cũng đã tạo ra các công cụ lắp ráp bằng phương pháp in 3D chỉ trong vòng 24h.

Chế tạo công cụ lắp ráp với máy in 3D

Opel lắp ráp mui trên sử dụng đồ gá in 3D 
Hiệu quả sản xuất đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công chính vì vậy Trung tâm phát triển công nghệ quốc tế Opel đang  sử dụng công nghệ in 3D để chế tạo ra hàng loạt các công cụ chế tạo và lắp ráp để thúc đẩy việc sản xuất  chiếc xe ô tô đuôi cong  biểu tượng: “ Adam hatchback car”. Những công cụ sản xuất được sử dụng để gắn chính xác các bộ phận khác nhau vào xe như khung mái, đường nẹp cân bằng, sắp xếp biểu tượng “Adam” trên các cửa ra trượt hay sử dụng  để lắp kính và mui xe có thể kéo thu vào.

Điều chỉnh linh hoạt công cụ lắp ráp với máy in 3D

Thay đổi các thiết kế đồ gá cho phù hợp với máy in 3D
Bên cạnh việc cắt giảm thời gian sản xuất công cụ và giảm đáng kể chi phí, khả năng tạo ra các công cụ tùy chỉnh linh hoạt là một trong ba lợi ích quan trọng mà Opel có được khi sử dụng công nghệ in 3D. Sascha Holl, Kỹ sư mô phỏng  - thiết kế công cụ tại Opel cho biết: “ Sử dụng công nghệ in 3D cho phép chúng  tôi có thể tùy chỉnh các công cụ phù hợp với công nhân và từng loại xe riêng”

Bởi Opel sử dụng công nghệ in 3D để chế tạo các công cụ sản xuất,  hãng đã kết nối giữa dây chuyền sản xuất và  quá trình thiết kế để cải tiến hiệu quả, chính điều này đã giúp các nhà vận hành đánh giá được ý tưởng và bằng kinh nghiệm , họ có thể vạch ra những vấn đề tiềm ẩn trước khi xác nhận để đưa công cụ lắp ráp vào sản xuất cho từng bộ phận riêng biệt của xe. Với công nghệ in 3D Stratasys, bất kỳ sự thay đổi nào trong thiết kế được yêu cầu đối với các công cụ sản xuất, Opel đều dễ dàng có thể giải quyết trong vài giờ đồng hồ, từ đó cắt giảm được chi phí gia công nhiều lần luôn đi kèm theo quá trình sản xuất.

Kết luận

Đồ gá in 3D được sử dụng để gắn biểu tượng Adam 
Chủ tịch của Stratasys, Andy Middleton nói rằng: “ Các trường hợp như Opel càng nhấn mạnh thêm tác động to lớn, ít rủi ro của công nghệ in 3D, các bộ phận được in 3D được đánh giá cao như các công cụ sản xuất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất”/
Khả năng tạo ra các bộ phận theo đúng yêu cầu với chi phí thấp có thể  tiết kiệm thời gian và đem lại cho doanh nghiệp lợi thể cạnh tranh. Kết hợp với khả năng tùy chỉnh công cụ hiệu quả cũng như khả năng tạo ra các công cụ có hình dạng phức tạp,và bạn cũng có thể nhận thấy rằng tại sao Opel đang dẫn đầu xu hướng  tại đó sản xuất trực tiếp đang thay đổi quá trình sản xuất của các nhà máy.

Để tìm hiểu thêm cách mà Opel đang sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các công cụ sản xuất nhằm cải tiến dây chuyền SX, xem thêm video dưới đây:


Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Hãng Quingdao Haier Mold giữ vững ưu thế trên thị trường hơn 1,3 tỷ dân nhờ công nghệ in 3D

Giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường sức mua đồ gia dụng khủng

Trụ sở chính của Qingdao Haier Mold
Đất nước Trung Quốc với dân số lên tới 1.3 triệu dân là một trong thị trường rộng lớn nhất trên thế giới đối với các nhà sản xuất đồ gia dụng. Sức mua lớn tại  Trung Quốc trong hai thế kỷ qua đã tạo ra một thị trường rộng lớn cho các sản phẩm tiêu dùng. Hãng Qingdao Haier Mold đang tiếp tục giữ vững lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng công nghệ in 3D để tạo mẫu và kiểm tra các thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

Khoảng 3 năm trước đây, đội ngũ các kỹ sư thiết kế tại trụ sở chính của Qingdao Haier Mold tại Shandong (và các chi nhánh của tập đoàn Haier Group trên 6 lục địa khác nhau) đã sử dụng máy in 3D Fortus 900mc của Stratasys trong quá trình thiết kế các sản phẩm như máy giặt, điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh.

Tối ưu hóa thời gian tạo mẫu với máy in 3D

Mẫu in 3D chi tiết máy giặt bằng vật liệu ABS M30
Các khả năng của máy in 3D Fortus 900mc đã giúp cắt giảm tới 69% thời gian quá trình tạo mẫu so với việc sử dụng các phương pháp truyền thống như gia công CNC. Đội ngũ thiết kế tại Qingdao Haier Mold có thể cải tiến các thiết kế bởi họ có thể in lại các mẫu thiết kế được chỉnh sửa và in nhiều lần trong vòng một ngày.
Quản lý dự án của Haier Molds, Mr. Zhu Mingju cho biết: “ Công nghệ in 3D giúp chúng tôi đạt được lợi thể cạnh tranh trong thị trường sản xuất đồ gia dụng bởi với công nghệ này chúng tôi có thể tạo ra các mẫy ý tưởng và các mẫu chức năng để kiểm tra mẫu thiết kế trong thời gian ngắn và mức chi phí tối thiểu.  Thay vì phải mất khoảng 2 ngày để tạo ra một bộ phận của một chiếc máy giặt, chúng tôi chỉ mất khoảng 6 tiếng để tạo ra bộ phận đó khi sử dụng máy in 3D Fortus. Đây là một lợi ích lớn đối với chúng tôi bởi nó đã thúc đẩy quá trình tung sản phẩm ra thị trường và tận dụng được các cơ hội trên thị trường”

Khai thác tối đa các ứng dụng của máy in 3D

Mẫu in 3D ống dẫn nước máy giặt
Một vai trò quan trọng khác của máy in 3D tại Qingdao Haier Mold là tạo ra các mẫu chính xác để kiểm tra chức năng của cá bộ phận. Máy in 3D Fortus 900mc sử dụng vật liệu độ bền tốt ABS – M30 có khả năng tạo ra các mẫu là các bộ phận quan trọng để kiểm tra như van thoát, con lăn, đai cân bằng… của hàng loạt các sản phẩm đồ gia dụng và hầu hết các bộ phận này đều yêu cầu độ chính xác cao về kích thước.
Các mô hình mẫu được tạo ra từ máy in 3D cũng có thể sử dụng như các mẫu trưng bày tại các triển lãm , nơi mà các nhà sản xuất khách hay khách hàng có thể nhìn thấy được những sự cải tiến mới nhất. Mr. Zhu đã miêu ra một chiếc máy giặt thu nhỏ được in bằng công nghệ 3D tại một triển lãm như sau: “ Mô hình chiếc máy giặt này cực kỳ nổi bật tại khu trưng bày của chúng tôi đặc biệt là nó có thể quay giống như một chiếc máy giặt thật. Các khách hàng của chúng tôi rất ngạc nhiên và đương nhiên họ đã mua chúng sau đó.

Tương lai phát triển trong tầm tay

Việc sử dụng thường xuyên máy in 3D Fortus 900mc ở Qingdao Haier Mold để tạo các mẫu thiết kế và mẫu chức năng đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho hãng trong thị trường hàng gia dụng cạnh tranh khốc liệt. Qingdao Haier cũng đang tiếp tục mở rộng các ứng dụng của công nghệ in 3D trong quá trình chế tạo các sản phẩm kích thước nhỏ, khuôn mẫu để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của khách hàng.

QINGTAO HAIER đã rất thành công - còn bạn thì sao????????
Hãy tham khảo giải pháp tạo mẫu nhanh trực tiếp để tìm ra phương thức cạnh tranh mới cho doanh nghiệp!
Tham khảo giải pháp và các dòng máy in 3D TẠI ĐÂY
Liên hệ để được tư vấn dịch vụ tạo mẫu nhanh TẠI ĐÂY



Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Ưu và nhược điểm của các công nghệ in 3D - công nghệ tạo mẫu hiện nay

Hiện nay, có nhiều cách để xây dựng và phát triển ý tưởng. Công nghệ in 3D và các quá trình sản xuất tiên tiến hiện nay hoàn toàn có khả năng tạo ra các mẫu sản phẩm tuyệt vời từ ý tưởng thiết kế, vì vậy rất khó khăn cho các kỹ sư, nhà sản xuất khi đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp. Bài viết dưới đây chỉ rõ các ưu nhược điểm của từng công nghệ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn.

1. PolyJet

Công nghệ in 3D Polyjet
Máy in 3D công nghệ Polyjet sử dụng các đầu in di chuyển trước sau. Máy in phun vật liệu dạng lỏng theo các lớp mỏng và được hóa rắn bằng tia UV để tạo ra mẫu có độ chính xác cao.
Ưu điểm: Công nghệ in 3D Polyjet với nguyên tắc hoạt động là quá trình phun vật liệu theo từng lớp với độ dày lớp in đạt 16 micron vì vậy các mẫu được tạo ra từng công nghệ này có bề mặt nhẵn hơn khi so sánh với các công nghệ in 3D khác. Ngoài ra công nghệ in Polyjet có khả năng tạo ra mẫu đa vật liệu với hàng loạt các đặt tính cơ học đồng nhất trong một lần in để đảm bảo đưa ra mẫu in sát thực nhất. Một trong những thuộc tính lớn nhất của công nghệ Polyjet đó là tốc độ tạo mẫu. Các mẫu dạng khối lập phương có kích thước khoảng 5” x 5” có thể được in ra trong vài giờ đồng hồ.
Nhược điểm: Công nghệ in 3D Polyjet sử dụng các vật liệu tương tự dòng ABS tuy nhiên độ bền, cứng của mẫu thấp hơn so với công nghệ FDM. Ngoài ra mặc dù Polyjet có khả năng liên kết để tạo ra các mẫu kích thước lớn hơn tuy nhiên chi phí sẽ tăng đáng kể.
Ứng dụng: Công nghệ Polyjet thường được áp dụng hiệu quả trong quá trình tạo mẫu tổng thể cho quá trình đúc urethane, tạo mẫu sử dụng trong các chiến dịch marketing và tạo mẫu ý tưởng.

2. SLS (Selective Laser Sintering)

Công nghệ in 3D SLS
SLS là công nghệ tạo mẫu dựa trên vật liệu dạng bột. Sử dụng tia laser, công nghệ SLS  nung kết các loại vật liệu dạng bột khác nhau với nhau để tạo ra mẫu dạng rắn.
Ưu điểm: Khả năng tạo mẫu bằng các loại vật liệu dạng bột khác nhau như nhựa, kim loại, thủy tinh. Tạo mẫu đa dạng về màu sắc, có thể tạo ra các mẫu hình dạng phức tạp, không cần sử dụng vật liệu hỗ trợ
Nhược điểm: Phức tạp, chi phí đầu tư cao, chi phí vận hành cao do hao tổn vật liệu lớn.

3. SLA (Stereolithography)

Công nghệ in 3D SLA
Đây là công nghệ sử dụng tia UV để làm cứng nhựa cảm quang tạo thành mẫu vững chắc theo từng lớp.
Ưu điểm: Tạo mẫu độ chính xác cao, bề mặt nhẵn, có thể tạo ra các mẫu hình dạng phức tạp và kích thước lớn, sử dụng vật liệu nhựa dạng đục.
Nhược điểm: Máy móc sử dụng công nghệ này cồng kềnh hơn và đắt hơn so với các công nghệ in 3D khác. Khi sử dụng công nghệ này để tạo mẫu đòi hỏi một số yêu cầu đặc biệt như: cần phải bảo quản mẫu trong phòng tối để tránh ánh sáng mặt trời làm cong vật liệu nhựa cảm quang tạo mẫu, yêu cầu sự bảo dưỡng mẫu cẩn thận và cần xử lý mẫu sau khi in, ngoài ra mẫu có thể chứa một lượng nhựa độc hại tồn tại trong một thời gian hữu hạn

4. FDM ( Fused Deposition Modeling)

Công nghệ in 3D FDM
Quá trình in mẫu 3D bằng công nghệ FDM đùn vật liệu nhựa nhiệt dẻo. Công nghệ này thích hợp để tạo mẫu ý tưởng, các công cụ sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất như đồ gá, bộ phận máy móc.
Ưu điểm:  Máy in 3D công nghệ FDM sử dụng hàng loạt các vật liệu nhựa ABS với các sự lựa chọn màu sắc khác nhau. Chi phí bảo dưỡng thấp, vật liệu in không độc hại, không cần sự giám sát trong quá trình in. Các mẫu in bằng công nghệ FDM độ bền tốt, có khả năng chịu nhiệt, chịu va đập lớn.
Nhược điểm:
Công nghệ FDM tạo ra các lớp in dày hơn so với công nghệ Polyjet vì vậy công nghệ này thường ít được sử dụng cho việc tạo mẫu yêu cầu độ chính xác tuyệt đối. Bề mặt nhẵn của mẫu in bằng FDM có thể đạt được bằng cách xử lý mẫu bằng tay.

5. MJM (Multi-Jet Modeling)

Công nghệ in 3D MJM
Multi – Jet Modeling là công nghệ tương đối mới được phát triển cho quá trình tạo mẫu nhanh. Nó hoạt động theo cách in các lớp vật liệu nhựa dạng lỏng một mặt phẳng, sau đó hóa rắng bằng các đèn phát tia UV.
Ưu điểm: công nghệ này phù hợp với  để chế tạo các mẫu nhỏ và hình dạng phức tạp., các phần vật liệu hỗ trợ dễ dàng bị loại bỏ, độ chính xác cao.
Nhược điểm: độ chính xác giảm dần khi kích thước mẫu in càng lớn. Các lớp in càng chính xác thì thời gian in càng dài.  Các vùng bị ảnh hưởng do việc loại bỏ vật liệu hỗ trợ có thể không thể phủ sơn.


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Nâng cấp kỹ thuật đúc mẫu chảy cũ hàng thế kỷ bằng FDM

Phương pháp đúc mẫu chảy ( Investment Casting)

Đúc mẫu chảy là một trong những phương pháp chế tạo lâu đời nhất trên thế giới, nó được sử dụng trong sản xuất nhỏ lẻ các bộ phận kim loại đòi hỏi độ chính xác cao với các bề mặt hoàn thiện tinh xảo. Sau hàng nghìn năm, phương pháp chế tạo bồi đắp đã cải tiến được quá trình và nâng cao hiệu quả của phương pháp đúc mẫu chảy đáng kể.
Trước đây, quá trình đúc mẫu chảy bắt đầu khi một khuôn sáp được bao bọc trong vữa chịu nhiệt và được hóa rắn để tạo ra một lớp vỏ xung quanh khuôn. Sau khi được nung nóng, sáp nóng chảy và bỏ lại một lớp vỏ gốm rỗng. Tiếp đó kim loại nóng chảy được rót vào vỏ rỗng và sau khi nguội, dỡ bỏ lớp vỏ gốm sẽ được mẫu kim loại hoàn thiện.

Nâng cấp kỹ thuật đúc mẫu chảy bằng công nghệ in 3D FDM

Nhiều ứng dụng đúc mẫu chảy sử dụng các khuôn sáp dạng ép nhưng các khuôn có thể được tạo ra nhanh hơn và tốn ít chi phí hơn với công nghệ chế tạo bồi đắp như công nghệ in 3D FDM..
Quá trình tạo mẫu bằng FDM  tương tự như quá trình đúc khuôn mẫu chảy nhưng  bởi vì các khuôn FDM được tạo ra từ nhựa nhiệt dẻo, chúng sẽ không bị chảy giống như các khuôn sáp. Thay vào đó, nhựa đun nóng và chuyển sang dạng tro dễ dàng rửa sạch khỏi lớp vỏ gốm. Ngoài việc dễ cháy, việc sử dụng các khuôn FDM đem lại một số các ưu điểm so với việc sử dụng các khuôn ép sáp, bao gồm:
Giảm thời gian và chi phí gia công: Chế tạo các khuôn ép yêu cầu nhiều công đoạn gia công đắt đỏ và tốn thời gian tuy nhiên với công nghệ FDM đó không còn là vấn đề cần phải quan tâm. Các khuôn tạo bởi công nghệ FDM được tạo ra chính xác theo từng lớp không cần bất kỳ công đoạn gia công nào và có thể hoàn thành trong vào vài ngày hoặc vài giờ đồng hồ.

Trải nghiệm sự tự do trong thiết kế: Một trong những sức mạnh lớn nhất của FDM, và sản xuất bồi đắp là khả năng tạo ra các khuôn với hình dạng phức tạp mà phương pháp chế tạo khuôn ép truyền thống không thể thực hiện được. Công nghệ FDM có thể tạo ra các khuôn có độ dày các thành khác nhau, có các chi tiết nhô ra hoặc lõm xuống một phần, từ đó cho phép tăng độ phức tạp của các mẫu thiết kế. Kích thước cũng không phải là một vấn đề, các khuôn có thể được chế tạo riêng và sau đó ghép lại với nhau chặt chẽ tương tự như khi chúng được chế tạo trên cùng một khuôn.

Liên tục chế tạo khuôn mới: Khi một sản phẩm còn trong giai đoạn thử nghiệm thường xuyên chỉ ra những khuyết điểm của thiết kế. Thay đổi thiết kế các khuôn ép có nghĩa rằng phải gia công lại khiến cho chi phí tăng lên đồng thời sẽ trì hoãn quá trình sản xuất. Ngược lại các khuôn chế tạo bởi FDM có thể dễ dàng được tinh chỉnh, yêu cầu duy nhất là chỉnh sửa file thiết kế trên máy tính và một khuôn mới có thể được tạo ra ngay lập tức.

Tạo khuôn có độ bền cao: Các khuôn sáp có thể dễ dàng bị hư hỏng khi vận chuyển. Độ bền của nhựa FDM có thể đảm bảo khuôn có thể duy trì hình dạng và cấu trúc trong suốt quá trình vận chuyển và trong các môi trường khác nhau.

Tạo khuôn có bề mặt nhẵn: Bề mặt khuôn được tạo ra bởi công nghệ FDM có thể đạt được độ nhẵn hoàn hảo mà không cần tốn thời gian và chi phí. Trong khi đúc mẫu chảy là phương pháp chế tạo tốt, một sự nâng cấp nhỏ trong quá trình có thể giúp cải tiến quá trình chế tạo các bộ phận kim loại đáng kể.

>>>>>>>>>  Các dòng máy in 3D FDM 
>>>>>>>>> Dịch vụ in mẫu 3D FDM chính xác, độ bền cao

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

4 điểm cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu in 3D

Hiện nay, cùng với sự phát triển của các công nghệ in 3D khác nhau, hàng loạt vật liệu in đa dạng về tính năng và màu sắc liên tục được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên để lựa chọn vật liệu in 3D phù hợp nhất với công nghệ in và đáp ứng được các yêu cầu của mẫu in là điều không dễ dàng. Dưới đây là 4 căn cứ cơ bản nhất để lựa chọn vật liệu in 3D phù hợp cho các nhà sản xuất, thiết kế và các kỹ sư.

     1. Yêu cầu mẫu in



Các vật liệu in 3D bao gồm  các đặc tính đa dạng như tính tương hợp sinh học, khả năng khử trùng, không có hại khi tiếp xúc với da, khả năng chịu nhiệt, kháng hóa chất và các đặc tính khác có thể rất quan trọng để đáp ứng các yêu cầu đối với mẫu tạo ra. Khi lựa chọn  một vật liệu in và quá trình in 3D, điều quan trọng là cần đảm bảo rằng vật liệu in có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết về mẫu in.

2.  Chức năng

Các vật liệu in 3D phải trải qua các quá trình kiềm tra nghiêm ngặt để có thể xác định rõ ứng xuất mà nó có khả năng chịu đựng và mức độ khắc nghiệt của môi trường mà vật liệu có khả năng thích ứng. Khả năng của một vật liệu đến các chức năng trong những ứng dụng cụ thể cũng phụ thuộc một phần vào thiết kế.


3. Hình dạng mẫu in

Các vật liệu in3D  luôn gắn liền với các công nghệ in 3D tương ứng vì vậy lựa chọn vật liệu in cũng cần quan tâm tới công nghệ hiện tại đang sử dụng bởi mỗi công nghệ in như FDM, Polyjet, Strereolithography hay Laser Sintering sẽ đem lại khả năng tạo hình dạng cho mẫu một cách riêng biệt. Khi lựa chọn vật liệu cần chú ý tới các yêu cầu đối với mẫu in về độ chính xác, độ dày của các thành mẫu, độ phức tạp của mẫu in.

4. Xử lý mẫu sau in

Các mẫu thiết kế được in 3D có thể trở thành các sản phẩm cuối cùng một cách hoàn hảo sau khi được xử lý đúng cách sau khi in. Một vài vật liệu in có thể trở nên tốt hơn so với các vật liệu khác bởi chúng  có sự phù hợp hơn với một số phương pháp xử lý mẫu sau khi in. 


Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

AIE CONFERENCE 2015 - Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm


Những yêu cầu sản xuất khắt khe
Những vendors đang đứng trước bài toán khó để làm hài lòng những nhà sản xuất lớn
Những công nghệ sản xuất cũ đã không còn hiệu quả
MỘT CÂU HỎI LỚN CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT ????
Với kinh nghiệm tư vấn, cung cấp các giải pháp công nghệ sản xuất hiện đại cho nhiều nhà sản xuất lớn tại Việt Nam, Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp & Giáo dục Tân Tiến (AIE) hàng năm đều tổ chức sự kiện giới thiệu công nghệ để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất, các kỹ sư tiếp cận các công nghệ mới nhất đồng thời chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm. 
AIE CONFERENCE 2015 có gì đặc biệt?????

Hãy cùng chờ đón những màn trình diễn công nghệ đặc sắc vào tháng 11 tới đây!!!!!

Nhanh tay CLICK ĐĂNG KÝ để có cơ hội trải nghiệm cùng với những công nghệ 3D hiện đại nhất!!!!!!!!!!

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Tạo mẫu nhanh - Rapid Prototyping là gì?

Tạo mẫu nhanh là tập hợp các kỹ thuật  để tạo ra các mô hình thu nhỏ của các sản phẩm hoặc các bộ phận lắp ráp trực tiếp từ dữ liệu thiết kế 3D CAD. Tạo mẫu nhanh thường được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ in 3D hay công nghệ chế tạo bồi đắp.

Tạo mẫu nhanh tạo ra mẫu tốt hơn  trong thời gian ngắn hơn so với các phương pháp tạo mẫu truyền thống khác, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm mới của các công ty từ các ý tưởng thiết kế



Các ứng dụng cụ thể của phương pháp tao mẫu nhanh bao gồm:

Hoàn chỉnh thiết kế
Khi thiết kế sản phẩm, bạn hầu như không thể có được ngay một sản phẩm hoàn thiện do đó cần phải thực hiện các khâu thử nghiệm, đánh giá nghiêm ngặt trên các mẫu  và sau đó tiến hành điều chỉnh. Tạo mẫu nhanh với in 3D tạo ra sự linh hoạt cho các quá trình trình thử nghiệm mẫu và phát hiện phần chưa hoàn thiện.
Giảm thiểu phế phẩm và gia công lại
Nhìn chung, một khi vấn đề phát sinh sau khi sản phẩm được sản xuất đại trà , chi phí để sửa chữa là rất lớn. Vì vậy việc phát hiện và kịp thời sửa chữa những sai sót ngay từ những giai đoạn đầu của chu kỳ thiết kế sẽ giảm thiểu  phế phẩm và việc gia công lại. Tạo mẫu nhanh với in 3D cho phép các nhà thiết kế công nghiệp, các kỹ sư tốn rà soát lại thiết kế trong thời gian ngắn. Với việc sử dụng công nghệ này, học có thể kiểm tra thiết kế một cách kỹ lưỡng và đồng thời vẫn có thể giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
Truyền đạt ý tưởng
Các mẫu vật lý sẽ truyền đạt tốt hơn ý tưởng thiết kế đến khách hàng, đối tác của công ty bạn . Tạo mẫu nhanh tạo tạo điều kiện để đem lại những phản hồi rõ ràng , chi tiết từ khách hàng và đối tác của bạn – đó là những điều cần thiết để phát triển sản phẩm thành công.
Thử nghiệm trong môi trường thực tế

Với tạo mẫu nhanh bạn sẽ biết được một cách chính xác sản phẩm cuối cùng sẽ có hình dạng và hoạt động như thế nào trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Hàng loạt các vật liệu in 3D có thể tạo ra các mẫu chức năng bền để tham gia vào các quá trình thử nghiệm chức năng chính xác cao hay các mẫu có bề ngoài và đem lại cảm giác giống sản phẩm cuối cùng. Các vật liệu in 3D như Photopolymers, nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic), kim loại và vật liệu kết hợp composite đem lại hàng loạt những đặc tính khác nhau, và số nhiều trong đó có thể chịu được các xử lý như hàn, đánh bóng, sơn, mạ điện, mạ kim.
Ngoài ra, nếu các quá trình sản xuất của bạn yêu cầu sử dụng khuôn, ép ráp, đồ gá…bạn hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra chúng trong thời gian ngắn phục vụ cho quá trình sản xuất trong nhà máy của bạn