Mẫu in 3D từ vật liệu kỹ thuật số

Mẫu in 3D từ vật liệu kỹ thuật số

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Ưu và nhược điểm của các công nghệ in 3D - công nghệ tạo mẫu hiện nay

Hiện nay, có nhiều cách để xây dựng và phát triển ý tưởng. Công nghệ in 3D và các quá trình sản xuất tiên tiến hiện nay hoàn toàn có khả năng tạo ra các mẫu sản phẩm tuyệt vời từ ý tưởng thiết kế, vì vậy rất khó khăn cho các kỹ sư, nhà sản xuất khi đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp. Bài viết dưới đây chỉ rõ các ưu nhược điểm của từng công nghệ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn.

1. PolyJet

Công nghệ in 3D Polyjet
Máy in 3D công nghệ Polyjet sử dụng các đầu in di chuyển trước sau. Máy in phun vật liệu dạng lỏng theo các lớp mỏng và được hóa rắn bằng tia UV để tạo ra mẫu có độ chính xác cao.
Ưu điểm: Công nghệ in 3D Polyjet với nguyên tắc hoạt động là quá trình phun vật liệu theo từng lớp với độ dày lớp in đạt 16 micron vì vậy các mẫu được tạo ra từng công nghệ này có bề mặt nhẵn hơn khi so sánh với các công nghệ in 3D khác. Ngoài ra công nghệ in Polyjet có khả năng tạo ra mẫu đa vật liệu với hàng loạt các đặt tính cơ học đồng nhất trong một lần in để đảm bảo đưa ra mẫu in sát thực nhất. Một trong những thuộc tính lớn nhất của công nghệ Polyjet đó là tốc độ tạo mẫu. Các mẫu dạng khối lập phương có kích thước khoảng 5” x 5” có thể được in ra trong vài giờ đồng hồ.
Nhược điểm: Công nghệ in 3D Polyjet sử dụng các vật liệu tương tự dòng ABS tuy nhiên độ bền, cứng của mẫu thấp hơn so với công nghệ FDM. Ngoài ra mặc dù Polyjet có khả năng liên kết để tạo ra các mẫu kích thước lớn hơn tuy nhiên chi phí sẽ tăng đáng kể.
Ứng dụng: Công nghệ Polyjet thường được áp dụng hiệu quả trong quá trình tạo mẫu tổng thể cho quá trình đúc urethane, tạo mẫu sử dụng trong các chiến dịch marketing và tạo mẫu ý tưởng.

2. SLS (Selective Laser Sintering)

Công nghệ in 3D SLS
SLS là công nghệ tạo mẫu dựa trên vật liệu dạng bột. Sử dụng tia laser, công nghệ SLS  nung kết các loại vật liệu dạng bột khác nhau với nhau để tạo ra mẫu dạng rắn.
Ưu điểm: Khả năng tạo mẫu bằng các loại vật liệu dạng bột khác nhau như nhựa, kim loại, thủy tinh. Tạo mẫu đa dạng về màu sắc, có thể tạo ra các mẫu hình dạng phức tạp, không cần sử dụng vật liệu hỗ trợ
Nhược điểm: Phức tạp, chi phí đầu tư cao, chi phí vận hành cao do hao tổn vật liệu lớn.

3. SLA (Stereolithography)

Công nghệ in 3D SLA
Đây là công nghệ sử dụng tia UV để làm cứng nhựa cảm quang tạo thành mẫu vững chắc theo từng lớp.
Ưu điểm: Tạo mẫu độ chính xác cao, bề mặt nhẵn, có thể tạo ra các mẫu hình dạng phức tạp và kích thước lớn, sử dụng vật liệu nhựa dạng đục.
Nhược điểm: Máy móc sử dụng công nghệ này cồng kềnh hơn và đắt hơn so với các công nghệ in 3D khác. Khi sử dụng công nghệ này để tạo mẫu đòi hỏi một số yêu cầu đặc biệt như: cần phải bảo quản mẫu trong phòng tối để tránh ánh sáng mặt trời làm cong vật liệu nhựa cảm quang tạo mẫu, yêu cầu sự bảo dưỡng mẫu cẩn thận và cần xử lý mẫu sau khi in, ngoài ra mẫu có thể chứa một lượng nhựa độc hại tồn tại trong một thời gian hữu hạn

4. FDM ( Fused Deposition Modeling)

Công nghệ in 3D FDM
Quá trình in mẫu 3D bằng công nghệ FDM đùn vật liệu nhựa nhiệt dẻo. Công nghệ này thích hợp để tạo mẫu ý tưởng, các công cụ sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất như đồ gá, bộ phận máy móc.
Ưu điểm:  Máy in 3D công nghệ FDM sử dụng hàng loạt các vật liệu nhựa ABS với các sự lựa chọn màu sắc khác nhau. Chi phí bảo dưỡng thấp, vật liệu in không độc hại, không cần sự giám sát trong quá trình in. Các mẫu in bằng công nghệ FDM độ bền tốt, có khả năng chịu nhiệt, chịu va đập lớn.
Nhược điểm:
Công nghệ FDM tạo ra các lớp in dày hơn so với công nghệ Polyjet vì vậy công nghệ này thường ít được sử dụng cho việc tạo mẫu yêu cầu độ chính xác tuyệt đối. Bề mặt nhẵn của mẫu in bằng FDM có thể đạt được bằng cách xử lý mẫu bằng tay.

5. MJM (Multi-Jet Modeling)

Công nghệ in 3D MJM
Multi – Jet Modeling là công nghệ tương đối mới được phát triển cho quá trình tạo mẫu nhanh. Nó hoạt động theo cách in các lớp vật liệu nhựa dạng lỏng một mặt phẳng, sau đó hóa rắng bằng các đèn phát tia UV.
Ưu điểm: công nghệ này phù hợp với  để chế tạo các mẫu nhỏ và hình dạng phức tạp., các phần vật liệu hỗ trợ dễ dàng bị loại bỏ, độ chính xác cao.
Nhược điểm: độ chính xác giảm dần khi kích thước mẫu in càng lớn. Các lớp in càng chính xác thì thời gian in càng dài.  Các vùng bị ảnh hưởng do việc loại bỏ vật liệu hỗ trợ có thể không thể phủ sơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét